Hoàng thảo hạc vỹ (Dendrobium aphyllum)
Hoàng thảo hạc vỹ (Dendrobium aphyllum )
Lan hoàng thảo hạc vỹ có tên khoa học là Dendrobium Aphyllum thuộc dòng
hoàng thảo Nobile. Xuất xứ nhiều nơi từ Bắc vào Nam Việt Nam;
Hạc vỹ cũng có nhiều hình thái hoa, màu sắc hoa nhưng cơ bản là cái
lưỡi - lip đầy lông mịn hình loe phễu, trong họng có những vằn ngang màu tím. Cánh
hoa trắng, có loại tím hồng (Loại này nhiều nơi ở Cao Bằng được gọi là phi điệp
hồng).
Màu sắc cánh và lưỡi hoa có thể có biến đổi nhẹ tùy vào vùng cây
sinh sống hoặc điều kiện chăm sóc khi trồng tại vườn nhà cũng như phụ thuộc ít
nhiều vào quá trình lai tạo tự nhiên. Nhưng dù sao thì đặc điểm thân, lá và hoa
của hạc vỹ cũng mang nét đặc trưng riêng mà không thể lẫn vào loài nào khác
được.
Trong tự nhiên, hạc vỹ phân bố ở các khu vực núi cao, có khí hậu ôn
đới như vùng rừng Tây Bắc, Cao Bằng, Lâm Đồng, Lào, Myanmar,….
Nhận biết hạc vỹ: Thân nhỏ, dài, cứng; lá nhỏ, mỏng thì hoa màu nhạt và kích thước
hoa nhỏ hơn (Loại này ở huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng tác giả bài viết này thấy
rất nhiều, cũng có một số loại thân to hơn, khá giống phi điệp tím nên nhiều ngừoi
đồng bào đi lấy về hay nói với tác giả là phi điệp nên hét giá trên trời).
- Loại thân căng
mập, mềm mọng nước; lá dầy căng thì hoa màu đậm, hoa to đẹp hơn (xuất xứ từ
những vùng có khí hậu lạnh như Sơn La, SaPa...)
- Ngoài ra còn cố một số loại trung gian có màu sắc hoa khác lạ như
màu lông gà con, ánh xanh hoặc trắng hoàn toàn.
Lan
phụ sinh. Hoa màu tím rất nhạt, đường kính khoảng 4 cm, cuống hoa và bầu dài 2
- 2,5 cm. Các lá đài hình mác hẹp, đỉnh nhọn, dài 2,4 - 2,7 cm, rộng 0,6 - 0,8
cm. Cằm dài khoảng 0,6 cm. Cánh hoa hình mác, đỉnh nhọn, dài 2,4 - 2,5 cm, rộng
0,6 - 0,7 cm. Môi màu vàng nhạt, đôi khi pha tím rất nhạt, hình gần tròn, dài
2,7 - 3 cm, rộng 2,5 - 2,6 cm, mép có lông ngắn, bề mặt phủ lông thưa, có 3
đường sống ngắn ở phần gốc, hai bên gốc có vạch chéo màu tía. Cột màu trắng,
cao khoảng 0,5 cm; tuyến mật hình bán nguyệt; răng cột có đỉnh nhọn. Nắp màu
trắng, đỉnh màu tím, phủ nhú mịn.
Đặc tính và điều kiện sinh trưởng: Hạc Vỹ Ra hoa vào khoảng mùa
xuân. Tái sinh bằng chồi và hạt. Mọc bám trên các cây gỗ lớn trong rừng, rụng
lá vào mùa thu nhưng đến khoảng tháng 3 – 6 âm lịch mới ra hoa. Nhưng từ cấu
trúc thân và lá của hoàng thảo hạc vỹ cũng là một nét đẹp tự nhiên. Giỏ lan hạc
vỹ khi sinh trưởng và phát triển tốt (nếu chưa có hoa) cũng là một dạng cây
xanh trang trí rất đẹp, nhiều dân chơi lan không chỉ “chơi hoa” mà còn “chơi
cây”. Ngoài ra, thành phần trong lan hạc vỹ còn có dược tính. Do đó không ít
người dân hay dùng lan hạc vỹ đẻ trị ho, đau học, bỏng,… Như vậy lan hoàng thảo
hạc vỹ hơn hẳn một loại lan mà chúng còn là cây xanh trang trí hay cây thuốc
trong khu vườn nhà bạn (đến đây tôi xin cảnh báo cho những ai mua hàng của các
nhà vườn nên xem xét kĩ vì có thể trong quá trình chăm sóc họ đã phun các loại
thuốc có tính hóa học nên chúng ta không nên mang về để làm dược liệu, điều này
đúng không chỉ đối với hạc vỹ mà còn đối với tất cả các loại lan rừng khác).
Vào mùa rụng lá của
cây chúng ta không cần cung cấp dinh dưỡng mà chỉ cung cấp một lượng nước nhỏ
đủ để cây không bị héo là được (các bác có thể phun sương cho chắc ăn). Khi
điều kiện trồng khô, nắng nóng xu hướng thân cây và lá sẽ nhỏ lại nhưng kiểu
kết cấu thân, lá thì không đổi. Ngược lại, điều kiện ẩm ướt, nhiệt độ mát mẻ
phù hợp thì thân và lá to, dài hơn. Hoa vì thế cũng to hơn một chút.
Hoàng thảo hạc vỹ thích hợp ghép dớn bảng, gỗ lũa, vú
sữa, hay trồng chậu (với các bác mới tập trồng thì lời khuyên là trồng chậu,
sau này có kinh nghiệm, cây đã sống khỏe các bác có thể tách để chuyển sang tập
trồng với các loại lũa, gỗ…). Hạc vỹ cũng không thích ánh sáng trực tiếp cũng
như nhiệt độ cao.
Ảnh trong bài viết chỉ là 1 loại hạc vỹ nhà anh Nông Triệu Thủy (tác giả bài viết này), hàng rừng chuẩn của Cao Bằng vì chính anh lấy trực tiếp từ đồng bào huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng.
Nông Triệu Thủy – Lan rừng Thủy kai Cao Bằng